Trong cuộc sống bạn luôn gặp người này, người kia và có nhiều mối quan hệ khác nhau trong các môi trường nhưng không phải ai cũng biết các quy tắc xã giao dưới đây.
1. Làm người phải chân thành, đừng kiêu ngạo; khiêm tốn nhưng đừng khiến mình trở nên quá nhỏ bé; thái độ làm việc phải hết mình, đừng giả vờ cố gắng, học cách "dụi mắt bảy lần", cẩn thận không để bị lừa cũng là một loại bản lĩnh.
2. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn cho ai cái gì thì nhất định phải nhận lại từng đó từ người ấy, đặc biệt là tình cảm. Nếu mọi thứ đều có thể sòng phẳng thì trên đời đã không có nhiều bi kịch như vậy.
3. Học cách biết ơn, học cách trở thành "quý nhân" của người khác, rồi bạn có thể gặp được "quý nhân" của mình.
4. Trước mắt không bình luận người khác tốt xấu, sau lưng không bàn tán thị phi. Chỉ có những kẻ ngu ngốc và vô công rồi nghề mới đi bàn tán sau lưng người khác.
5. Học cách "đứng thẳng người", đừng khom lưng cúi đầu. Bạn cần biết rằng bạn càng tỏ ra yếu đuối, người khác càng nảy sinh ra cảm giác muốn bắt nạt bạn.
6. Khiêm tốn nhưng không được thấp cổ bé họng, không có lập trường. Khiêm tốn là một trí tuệ giúp sinh tồn, là đạo làm người trong xử thế, nhưng thấp cổ bé họng lại cho thấy năng lực thấp kém, là biểu hiện của kẻ vô năng.
7. Học cách giữ thể diện cho người khác, đó mới là thể diện lớn nhất của bản thân. Tuyệt đối đừng để người khác cho bạn "thể diện", kể cả khi bạn cầu xin người khác giữ thể diện cho mình.
8. Đừng bao giờ nghe ngóng chuyện riêng tư của người khác. Khi bạn thích đi "hóng hớt" chuyện của người khác, người ta sẽ cho rằng bạn muốn xen vào chuyện riêng của họ. Người thông minh sẽ vĩnh viễn giữ khoảng cách với bạn, người hẹp hòi sẽ tìm cách "chơi" lại bạn.
9. Nói chuyện với người khác, đừng nhìn điện thoại, trừ phi bạn có ý định muốn kết thúc cuộc nói chuyện.
10. Đừng hứa hẹn với người khác điều gì, nhớ rằng: lời hứa nhất định phải được thực hiện, nếu không người khác sẽ gắn cho bạn cái mác "không đáng tin".
11. Không than phiền. Người hay than phiền tưởng là phàn nàn có thể giải tỏa tâm lý u ám, nhưng họ đã tìm sai cách. Than phiền là cách tập hợp năng lượng tiêu cực nhanh nhất, bạn càng than thở nhiều, tâm trạng càng không tốt, mọi việc sẽ càng không thuận lợi.
12. Quan hệ có thân thiết tới đâu, cũng cần giữ chừng mực. Người không biết chừng mực là người không có quy tắc, người khác tự nhiên sẽ không tôn trọng hay thích bạn, và tất nhiên cũng sẽ chẳng muốn giúp bạn.
13. Giữ khoảng cách nhất định với người khác giới mới là quan hệ xã giao đúng mực nhất.
14. Đừng bao giờ để người khác giúp bạn miễn phí. Chỉ khi bạn trả phí cho sự giúp đỡ của người khác, bất kể dưới dạng gì, hay nói đơn giản là có qua có lại thì bạn mới có thể đường đường chính chính ngẩng cao đầu.
15. Học cách chậm lại. Càng vội vàng càng dễ hỏng việc. Xã hội xô bồ, vồn vã, chỉ khi bạn "tĩnh" lại, bạn mới có thể tránh được rắc rối hoặc bẫy rập mà khi vội vã hỗn loạn bạn không nhìn thấy.
16. Nhận thức rõ ai mới là vai chính. Hoàn cảnh mỗi cuộc giao tiếp qua lại đều khác nhau, nhân vật chính mới là quan trọng nhất. Đặc biệt là khi người khác mời bạn ăn cơm hay tụ tập, đừng bao giờ ra vẻ ta đây, coi mình là trung tâm, nhớ rằng: ánh đèn sân khấu không được làm lu mờ nhân vật chính.
17. Mọi mối quan hệ xã giao đều nên được thiết lập trên cơ sở mọi bên đều thắng, nếu chỉ khư khư một mình bạn thắng, một mình bạn có lợi, thì thực ra là bạn đang thua.
18. Đừng bao giờ gảy đàn cho trâu nghe, gặp kẻ ngang ngược, bảo thủ, dứt khoát mà tránh xa họ ra.
19. Đừng bao giờ tranh luận với những người không cùng tầng tri thức với bạn, bởi lẽ họ sẽ kéo bạn xuống tầng tri thức của họ rồi sau đó tranh luận với bạn không hồi kết.
20. Thà cô đơn, cũng phải dừng các mối quan hệ xã giao vô dụng lại. Những mối quan hệ vô dụng sẽ chỉ lôi bạn xuống tầng lớp thấp hơn mà thôi, rời xa những mối quan hệ xã giao không đâu mới là lựa chọn đúng đắn nhất.
21. Đừng bao giờ chịu để cảm xúc tiêu cực chi phối, kiểm soát cảm xúc cá nhân mới giữ lại được cái phúc, cái duyên của bạn. Không biết quản lý cảm xúc của bản thân, bạn sẽ đuổi người khác đi lúc nào không hay.